MÔ TẢ SẢN PHẨM
Logitech G29 là chiếc vô lăng đầu tiên của Logitech sau 6 năm vắng bóng trên thị trường (G27 ra mắt 2009). Với mức giácao hơn cũ 100$, không đi kèm cần số thì G29 cũng nhận được khá nhiều chỉ trích từ các fan của hãng. Thực sự cho thấy nếu tính tổng thể các bộ thiết bị thì G29 cũng không phải là quá mắc so với các đối thủ. Dự kiến G29 sẽ được bán ở Việt Nam với giá từ 8-10 triệu đồng, chưa rõ giá cần số (ở Mỹ là 400$, cần số 60$).
Với giá mắc như vậy, G29 cũng có cái lý của nó:
- Đây là sản phẩm thuộc dòng G, dòng cao cấp của Logitech chứ không phải dòng Force GT giá rẻ hơn
- Vô lăng bọc da
- Tích hợp đầy đủ các nút bấm của PS3 và PS4, không cần dụng đến tay cầm khi chơi game
- 2 motor rung tác dụng phản hồi rất lớn khi chơi game
- Cần đạp bằng thép, có cả chân côn chứ không chỉ dừng lại ở chân thắng và ga như một số bộ cùng tầm giá
- Hỗ trợ PS3, PS4 và PC. Bản G920 hỗ trợ Xbox One và PC.
- Cần số rời giá 59$, một số nhà sản xuất cao cấp khác bán mắc hơn khá nhiều
Nhược điểm:
- Cần số rời, G25, G27 vẫn bán kèm
- Chân ga khá nhẹ, cần nặng hơn
- Giá cao hơn 100$ so với bản cũ dù không thật sự khác biệt
Để sử dụng G29, đầu tiên bạn cần phải gắn nó vào bàn. Vô lăng và cần số phải được gắn riêng biệt và gần nhau. Logitech đã thiết kế ngàm gắn hơi ngắn nên nếu bàn của bạn quá dày thì chúng ta sẽ không thể đặt G29 vào, tương tự với các sản phẩm trước kia. Phần vô lăng có 2 ngàm còn phần cần số chúng ta di chuyển mạnh bạo hơn, gạt số, về số liên tục nên phải tới 3 ngàm để giữ nó đứng yên.
Nút chuyển giữa PS3 (cả PS) và PS4
Mình không có PS4 nên phải thử trên PS3. Trên vô lăng có một nút gạt nhỏ để chuyển giữa 2 thiết bị này. Thử nghiệm thực tế cho thấy G29 phản hồi tốt hơn rất nhiều so với Driving Forge GT mình dùng trước kia. Mọi thao tác đều được phản hồi rất tốt và chính xác. Tuy nhiên, nếu chưa từng dùng vô lăng bao giờ thì các bạn cần lưu ý là với mỗi chiếc xe khác nhau thì vô lăng sẽ phản hồi khác nhau, có xe rất nặng và có xe rất nhẹ nên cần để ý kỹ khi điều khiển, và không phải game nào cũng hỗ trợ vô lăng một cách chính xác nên các bạn cần tìm hiểu kỹ trước khi mua.
Bàn đạp bằng thép, đạp vào rất thích nhưng mình thấy chân thắng hơi nông và chân ga hơi nhẹ
Thử nghiệm chơi game không cần số trước, các bạn có thể thay đổi số bằng 2 thanh bấm 2 bên xe, giống kiểu các xe số tự động cao cấp kiểu Mercedes Benz. Quả thật là trải nghiệm này rất tốt, chúng ta lại có thể thay đổi số liên tục bằng cách gạt nhanh cần này nhưng để so với việc đẩy cần số thì đơn giản là không thể so sánh được. Nếu không đam mê tốc độ thì bạn sẽ không hiểu được cái cảm giác tưởng tượng chạy đề pa, đạp lún ga và gặt lên số liên tục. Tất nhiên, để trải nghiệm được thật sự khác biệt thì các bạn phải đầu tư thêm một ghế đua xe đủ tốt nữa, quá là tốn kém
Đầy đủ các phím điều khiển của PS3 và PS4, bạn có thể ném bỏ tay cầm thường đi nếu thích
Ngoài việc thử với PS3 thì mình còn “nghịch dại” gắn nó vào Android TV để xem vô lăng có hoạt động không. Thực tế cho thấy các phím qua lại trái phải chạy tốt nhưng các nút bấm còn lại gần như không chạy. Nếu bạn có tham vọng chơi các game đua nhẹ nhàng kiểu Arcade như Asphalt 8 với vô lăng này thì mình khuyên là nên bỏ suy nghĩ đó đi thôi
Phần trước vô lăng được thiết kế kiểu xe đua, dù nó ít khi được nhìn thấy
Nhìn chung, trải nghiệm đua xe với ghế chuyên dụng và vô lăng là một thứ mà không phải ai cũng cảm nhận được. Nếu bạn thật sự thích tốc độ, muốn chơi những game mang tính giả lập thật như Project Cars hay GT, Fozza thì vô lăng gần như là yêu cầu bắt buộc để có trải nghiệm chân thật nhất. Tuy vậy, bỏ ra gần 9 triệu cho một chiếc vô lăng là quá sức với hầu hết chúng ta. Nếu đua xe trên máy tính hay PS3, G27 vẫn là một vô lăng rất tốt để sử dụng.