Pháp luật về hợp đồng dưới góc nhìn luật học so sánh (Sách chuyên khảo song ngữ Anh - Việt)
Tác giả: PGS. TS. Nguyễn Hiền Phương (Chủ biên)
Nhà xuất bản: NXB Công An Nhân Dân
Công ty phát hành: Dân Hiền
Ngày xuất bản: 10/2022
Số trang: 560
Khổ sách: 16 x 24 cm
Loại bìa: Bìa mềm
Giá bìa: 350.000 đ
Hợp đồng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các giao dịch dân sự và thương mại; do đó, luật hợp đồng cũng trở thành công cụ pháp lý cần thiết để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực này. Pháp luật về hợp đồng đã tồn tại và phát triển xuyên suốt chiều dài lịch sử. Cho dù ở bất kỳ quốc gia hay truyền thống pháp luật nào, quy định về hợp đồng luôn được đề cao, và xây dựng như một “hòn đá tảng” làm tiền đề cho các quan hệ pháp luật dân sự và thương mại. Tuy nhiên, do sự khác biệt về văn hóa, kinh tế và chính tr ị ở mỗi quốc gia, bên cạnh các nguyên tắc chung thì pháp luật về hợp đồng ở mỗi quốc gia vẫn mang nét đặc trưng riêng khi đặt dưới lăng kính so sánh luật. Vì vậy, để giới thiệu đến bạn đọc những tiếp cận so sánh vè pháp luật hợp đồng của những quốc gia tiêu biểu thuộc hai dòng họ pháp luật Civil Law và Common Law, Nhà xuất bản Công an nhân dân xuất bản cuốn: "Pháp luật về hợp đồng dưới góc nhìn luật học so sánh".
Cuốn sách cung cấp một cách khái quát những vấn đề lý luận về hợp đồng và pháp luật hợp đồng. Thêm vào đó, các quy định chung về hợp đồng và quy định về một số hợp đồng cụ thể cũng được phân tích cùng các án lệ nổi bật. Dòng họ Common Law và dòng họ Civil Law là hai trong số các dòng họ pháp luật lâu đời và phổ biến nhấ t trên thế giới. Vì vậy, việc phân tích khái niệm hợp đồng và luật hợp đồng ở các quốc gia thuộc dòng Common Law và Civil Law; nguồn luật điều chỉnh hợp đồng; các phương pháp giải thích hợp đồng; hình thức và nội dung hợp đồng tại các quốc gia thuộc dòng họ pháp luật này là vô cùng cần thiết. Việc nghiên cứu pháp luật dưới góc độ so sánh giữa những quốc gia thuộc các dòng họ pháp luật khác nhau, chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt cũng như các bài học kinh nghiệm quý báu sẽ góp phần hòa nhập với xu hướng hội nhập quốc tế sâu rộng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề này.