Việt Nam có 54 dân tộc anh em sống ở nhiều vùng miền trong cả nước. Theo số liệu thống kê, riêng miền Nam Việt Nam đã có khoảng hơn 40 dân tộc ít người sinh sống. Mỗi dân tộc có những đặc trưng văn hoá riêng, vì thế, tìm hiểu những đặc trưng này là điều cần thiết và bổ ích nhằm giúp người đọc hiểu biết về các dân tộc anh em, thấy được sự phong phú và đa dạng của các nền văn hoá thống nhất - cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Một trong những đặc trưng văn hoá của mỗi dân tộc là lễ tục vòng đời. Đây là một vòng quay liên tục, lặp đi lặp lại qua các thế hệ, đánh dấu bằng việc con người chào đời cho đến khi nhắm mắt xuôi tay. Thông thường, các lễ tục này gồm các lễ tục sinh con, lễ đánh dấu sự trưởng thành, cưới hỏi, lên lão, tang ma.
Cuốn sách Lễ tục vòng đời một số nhóm người khu vực Nam Việt Nam trình bày lễ tục của các dân tộc ít người qua 3 nhóm ngôn ngữ chính: Nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ me; Nhóm ngôn ngữ hệ Nam đảo; Nhóm ngôn ngữ Hán Tạng.
Các bài viết liên quan:
► Cùng Đọc Sách Với Chủ Đề Lịch Sử Để Kỷ Niệm 73 Năm Quốc Khánh 2/9
► Những Cuốn Sách Hay Nhất Về Lịch Sử Việt Nam Và Thế Giới Qua Các Thời Kỳ