Đột Phá 8+ Kì Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn Phiên Bản Mới
Hiện nay, Ngữ văn là môn duy nhất thi theo phương thức tự luận 100%. Với khối lượng kiến thức vô cùng lớn, môn Văn khiến nhiều em học sinh lúng túng không biết nên học như thế nào để đạt được điểm số mơ ước.
Không học vẹt văn mẫu, Đột Phá 8+ Kì Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn Phiên Bản Mới tái bản mới nhất với Chủ biên là thầy Nguyễn Việt Hùng – PGS.TS, Phó trưởng khoa Văn học Việt Nam I Đại học Sư phạm Hà Nội I sẽ giúp em học Văn một cách khoa học và logic. Từ đó cung cấp cho em một nền tảng kiến thức vững vàng, bất chấp mọi hình thức thi THPT Quốc gia năm 2021.
Cấu trúc bám sát khung đề thi THPT Quốc gia chuẩn
Với mục tiêu chinh phục mức điểm 8 của kỳ thi THPT Quốc gia, sách Đột Phá 8+ Kì Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn Phiên Bản Mới phiên bản mới nhất đã được viết theo đúng cấu trúc đề thi chuẩn của Bộ Giáo dục. Trong phần Nội dung trọng tâm, cuốn sách được chia làm 3 phần tương ứng với 3 mục trong đề thi chính thức
Sách Đột Phá 8+ Kì Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn Phiên Bản Mới được thiết kế bám sát cấu trúc đề thi THPT Quốc gia với 3 phần chính: Đọc hiểu, Nghị luận xã hội và Nghị luận văn học
Phần 1: Đọc hiểu
Đề Đọc hiểu gồm 1 đoạn văn bản và 4 câu hỏi ngắn đi kèm. 4 câu hỏi được xếp theo cấp độ kiến thức từ Nhận biết đến Vận dụng cao, thường rơi vào một số dạng như hỏi về thể thơ, phương thức biểu đạt của văn bản, phân tích ngắn gọn một ý kiến, quan điểm của tác giả bài viết,….
Để làm tốt phần Đọc hiểu, học sinh cần ôn lại những chuyên đề Tiếng Việt và Tập làm văn xuyên suốt từ lớp 10 đến lớp 12. Sách Đột Phá 8+ Kì Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn Phiên Bản Mới đã giúp em tổng hợp lại toàn bộ những kiến thức này, bao gồm
Phương thức biểu đạt
Thao tác lập luận
Phong cách ngôn ngữ
Biện pháp nghệ thuật
Cuối chuyên đề là hệ thống bài tập tự luyện giúp em củng cố lại những kiến thức
Phần 2: Nghị luận xã hội
Trong cấu trúc đề thi THPT Quốc gia hiện nay đã có sự thay đổi đối về yêu cầu với bài văn nghị luận xã hội. Về dung lượng, đoạn văn 200 chữ đã thay cho đoạn văn 600 chữ. Về nội dung, đoạn văn nghị luận xã hội đã được tích hợp với đề đọc hiểu thay vì đề độc lập như trước
Trong đó đảm bảo được dung lượng 200 chữ đúng yêu cầu đề bài mà đủ ý thực sự không hề dễ dàng. Phần nhiều học sinh sẽ mắc lỗi viết dài, viết lan man, sai trọng tâm, dẫn đến tình trạng “vừa thừa vừa thiếu”.
Để giúp các em học sinh nắm được cách viết đoạn nghị luận xã hội 200 chữ đúng quy cách, Đột Phá 8+ Kì Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn Phiên Bản Mới đã trình bày mô hình chuẩn
Mô hình này có thể áp dụng với cả 2 dạng là nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lý và vấn đề xã hội. Người viết chỉ cần điều chỉnh linh hoạt những chi tiết nhỏ sao cho phù hợp với từng kiểu đề cụ thể.
Phần 3: Nghị luận văn học
Chuyên đề 1: Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi
Phân tích toàn bộ một tác phẩm văn xuôi
Phân tích tình huống truyện
Phân tích nhân vật, hình tượng nhân vật
Phân tích một khía cạnh nội dung, nghệ thuật của tác phẩm
So sánh giữa hai đoạn trích, hai tác phẩm văn xuôi (đây là dạng đề khó)
Chuyên đề 2: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
Phân tích toàn bộ bài thơ
Phân tích một đoạn thơ
Phân tích một khía cạnh trong đoạn thơ, bài thơ
Phân tích một hình ảnh, chi tiết trong bài thơ