Combo Sách Nguyễn Quang Thiều (Bộ 4 Cuốn)
1. Chuyện Của Anh Em Nhà Mem & Kya
Câu chuyện của hai đứa trẻ tên Mem và Kya qua ghi chép của thư ký cho chúng là người ông. Tại sao Mem lại gọi là ông nội, mà Kya lại gọi ông là ông ngoại? Tại sao Mem mới mấy tháng sinh ra đã được làm anh của Kya đã 1 tuổi? Tại sao quê nội của người này lại là quê ngoại của người kia? Tại sao tên của Mem và mẹ Ngân lại bị gọi thành tên món ăn: món Nem và con Ngan? Tại sao trẻ con mọc từng cái răng, mà người lớn thì có nhiều răng thế? Tại sao con lại không được mời dự đám cưới của bố mẹ? Tại sao khi em Kya vui thì anh Mem lại hạnh phúc? Tại sao có Rằm Trung Thu, có bàn thờ? Và ai thì được gọi là cụ là kỵ...?
Câu chuyện tưởng như riêng tư trong một gia đình, mà gợi nhiều điều thú vị, như những bài học nhỏ cho con trẻ về riềng mối gia đình, quan hệ xóm làng, về văn hóa dòng họ của một làng quê ven sông, cả về tình yêu thương chăm chút cho hạnh phúc. Sự trong trẻo ngây thơ trong nỗi mong mỏi khao khát của người lớn, sao cho con cháu mình trở thành người tử tế, nên Chuyện Của Anh Em Nhà Mem & Kya đã thành câu chuyện chung mà cha mẹ ông bà có thể đọc cho con cho cháu mình, bọn trẻ sẽ thích thú bất ngờ với những dí dỏm đặc biệt của mỗi câu chuyện nhỏ.
2. Cô Gái Áo Xanh - Những Chuyện Kỳ Bí Của Làng
20 truyện ngắn hấp dẫn yêu thương bí ẩn lạ lùng có thật hay huyền bí của làng Chùa. Vô số chuyện vừa nghe vừa thích vừa sờ sợ: con giải hiện lên trong đêm trăng, người đàn bà tóc trắng hiền dịu trên bụi tre trúc đầu tháng, hay tình yêu không mệt mỏi của hai người con – làng chài làm nên huyền thoại làng...
Chúng ta đang sống trong một đời sống hiện đại. Mỗi đứa trẻ đều đã có một điều kiện sống đầy đủ hơn trước kia rất nhiều. Nhưng quả thực, chúng không có được những buổi tối quây quần quanh bà, quanh mẹ và đợi chờ những câu chuyện từ họ với một cảm xúc lạ thường. Mỗi ngày, chúng tiếp xúc với muôn vàn trò chơi điện tử trong một cái iphone, ipad nhưng chúng đang mất đi trí tưởng tượng vô tận từ chính ngôi nhà của chúng, từ tiếng côn trùng trong đêm, từ một lùm cây, từ một triền sông hay từ một đêm trăng huyền ảo...Trí tưởng tượng đã làm lên sự phong phú của tâm hồn và mở rộng chiều kích tư duy của một đứa trẻ. Những câu chuyện kể từ người bà, người mẹ đã gắn kết những đứa trẻ với con người và thiên nhiên ở nơi chúng sinh ra và lớn lên. Đến lúc này, chúng ta phải tự hỏi rằng: một thế giới vật chất bề bộn và một thế giới xum xuê của cây lá tâm hồn thì cái nào sẽ giúp làm lên một con người thực sự ?
3. Trong Ngôi Nhà Của Mẹ
Nghe xong câu chuyện về người mẹ, tôi nhận ra một sự thật: Sự thật về niềm xúc động vô bờ và sự thiêng liêng lớn lao của tình mẫu tử, sự thật về mối liên hệ tâm linh giữa những người đã khuất và những người đang sống, sự thật về sức mạnh để con người vượt qua nỗi sợ hãi, sự thật về lòng biết ơn của một con người đối với những người khác trên cuộc đời này...
Câu chuyện về một người mẹ sống âm thầm trong một ngôi nhà nhỏ ở một làng quê ít người biết đến đã trở thành câu chuyện của nhiều người.
Cuộc sống thật kỳ vĩ và bí ẩn, những gì con người biết được cũng chỉ là một trong vô tận những bí ẩn của đời sống này mà chúng ta không bao giờ có thể tường tận.
4. Mùi Của Ký Ức
Quyển sách là tập hợp 19 tản văn ngắn của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều viết về những đặc sản ẩm thực của làng Chùa, quê của tác giả. Làng Chùa là tên gọi cũ của thôn Hoàng Dương), xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây cũ (nay đã sáp nhập vào Hà Nội). Trong suốt thời ấu thơ của tác giả, làng Chùa vẫn còn là ngôi làng điển hình và truyền thống của Bắc Bộ với những hình ảnh làng quê quen thuộc như cây gạo, gốc đa, những đầm ao gò bãi, bụi chuối chum tương vại cà sau nhà… cùng những người bà, người mẹ quê chân chất chốn quê nhà.
Những đứa trẻ lớn lên ở làng Chùa thủa ấy đều được người lớn dạy cho cách sinh tồn như mò cua, bắt cá, cấy lúa, trồng rau, chăn gà chăn vịt, tự chăm sóc bản thân và cả cách tuốt trứng chấy và bắt chấy rận.
"Từ lúc lên năm, sáu tuổi, chúng tôi đã phải nấu ăn. Bởi thế, tất cả những món ăn của người làng Chùa tôi đều biết cách nấu như mổ lợn, mổ gà vịt, gói giò xào, nấu thịt đông, nấu canh cua canh cá, kho cá, nướng cá, làm tương, muối cà, đồ xôi, làm bánh…"
Trong Mùi Của Ký Ức, bạn đọc sẽ có dịp cùng tác giả du hành trong tâm tưởng để đi qua những miền nhớ miền thương, ăn lại những món ngày xưa trong ký ức như bánh khúc, bánh đúc riêu cua, món cà dầm tương, gỏi cua, xáo chuối, trứng chưng tương…
"Mỗi khi nhìn thấy những làn khói lam chiều bay ra từ một mái bếp, lan tỏa trong những vòm cây cho dù đó là nơi chốn nào, tôi đều thấy bà nội tôi và mẹ tôi từ khói hiện ra. Và trong mùi khói thân thuộc và da diết thoảng mùi cá nướng vỉ tre của mẹ."
Sau hơn nửa thập kỷ, làng Chùa của tác giả Nguyễn Quang Thiều chỉ còn là ngôi làng trong miền nhớ, những phẩm vật chốn làng quê cũng đã lần lượt theo các bà, các mẹ – những người giữ hồn ẩm thực đi xa. Mùi Của Ký Ức của Nguyễn Quang Thiều như một nén hương thắp lên để tưởng nhớ ông bà, cha mẹ, và những người làng Chùa đã khuất.
Nhà sách Newshop xin hân hạnh giới thiệu đến bạn đọc!